Thủy kinh chú Lịch_Đạo_Nguyên

Lịch Đạo Nguyên sử dụng vị trí của ông là một quan chức với công việc thay đổi nhiều nơi để thực hiện việc điều tra thực địa. Ông đã từng có mặt ở những nơi ngày nay thuộc các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Sơn TâyGiang Tô.[2][3]

Một nguồn kiến thức khác của ông là nghiên cứu các sách địa lý cổ mà ông có thể tiếp cận, như Sơn hải kinh được biên soạn vào thời kỳ đầu Tây Hán) và Thủy kinh do Tang Khâm viết trong thời kỳ Tam Quốc và sau này được Quách Phác thời Tấn chú giải. Lịch Đạo Nguyên đã bổ sung và mở rộng rất nhiều cho Thủy kinh bằng nghiên cứu và công việc thực địa của chính ông. Bản gốc của Thủy kinh không còn nhưng nó đề cập tới 127 sông suối và chứa khoảng 10.000 từ;[2] trong khi Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên thảo luận về 1.252 sông suối và chứa khoảng 300.000 từ.[3] Cuốn sách này cũng lập bản đồ và mô tả các sông suối cùng với lịch sử, địa lý và văn hóa của khu vực xung quanh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_Đạo_Nguyên http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p148668313 http://www.chinaculture.org/gb/en_aboutchina/2003-... http://www.chinaculture.org/gb/en_madeinchina/2005... https://books.google.com/books?id=XisCyZQIFDkC&pg=... https://www.idref.fr/119242532 https://id.loc.gov/authorities/names/n87872289 https://d-nb.info/gnd/118952625 https://ci.nii.ac.jp/author/DA04701674?l=en https://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00620241 https://nl.go.kr/authorities/resource/KAC201841251